BPA là một hóa chất công nghiệp có thể gây ô nhiễm thực phẩm và đồ uống. Một số chuyên gia cho rằng BPA độc hại và mọi người nên cố gắng tránh xa nó. Nhưng có lẽ bạn vẫn thắc mắc liệu nó có thực sự nguy hiểm đến thế? Bài viết này sẽ
1. BPA là gì?
BPA, viết tắt chất Bisphenol A (công thức hóa học là (CH3)2C(C6H4OH)2), đây là 1 chất hóa học được tìm thấy bởi 1 nhà khoa học người Nga vào những năm 1891 và tới những năm 1950, nó được ứng dụng để làm cứng các loại đồ nhựa và cao su.
BPA được dùng chủ yếu trong sản xuất nhựa polycarbonate (nhựa PC) và nhựa epoxy, cùng nhiều loại nhựa và cao su khác. Sản phẩm thực tế của chúng như chai nước, các thiết bị thể thao, đĩa CD và DVD, các đường ống dẫn nước, và cả đồ chơi kém chất lượng cho trẻ nhỏ…
Ngày nay, các loại nhựa và cao su chứa BPA thường được sử dụng để tạo ra đồ đựng thực phẩm, bình bú cho trẻ, và các sản phẩm khác. BPA cũng được sử dụng để tạo ra nhựa epoxy, sản phẩm dùng để bôi vào các lớp bên trong của các hộp đựng thực phẩm nhằm giữ cho kim loại không bị ăn mòn và bị vỡ.
2. Sản phẩm nào có chứa nhựa BPA?
Các sản phẩm phổ biến có thể chứa BPA bao gồm:
• Các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa.
• Thực phẩm đóng hộp.
• Đồ vệ sinh cá nhân.
• Sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
• Giấy in hóa đơn nhiệt.
• CD và DVD.
• Điện tử tiêu dùng.
• Kính.
• Thiết bị thể thao.
• Trám.
Điều đáng chú ý là nhiều sản phẩm được dán nhãn không chứa BPA vì đơn thuần công ty sản xuất đã thay thế chất này bằng BPS (bisphenol-S) và BPF (bisphenol-F).
Nhưng ngay cả nồng độ nhỏ của BPS và BPS cũng có thể gây nguy hiểm cho chức năng của các tế bào tương tự như BPA. Vì vậy, lựa chọn chai nhựa không chứa BPA không phải là giải pháp phù hợp. Hầu hết các sản phẩm nhựa được dán nhãn tái chế từ 3 đến 7 hoặc có chữ "PC" đều chứa BPA, BPS hoặc BPF.
Khi mua sản phẩm nhựa, cao su hãy kiểm tra biểu tượng nhựa và tránh 3 loại trên. Chúng thường được nhà sản xuất ký hiệu bằng những con số cụ thể đặt trong hình tam giác 3 mũi tên ở phía dưới sản phẩm.
3. BPA xâm nhập cơ thể bạn như thế nào?
Nguồn tiếp xúc chủ yếu với BPA chính là từ việc ăn uống.
Không phải toàn bộ lượng BPA đều có liên kết chắc chắn khi các đồ dùng để chứa đựng được sản xuất. Điều này cho phép một phần BPA thoát ra bề mặt và tiếp xúc với vật phẩm bên trong vật chứa và đặc biệt khi gặp xúc tác như là nhiệt độ hoặc các đồ ăn có chất kiếm và axit, thì lượng BPA thoát ra còn nhiều hơn.
BPA từ nước đóng chai
Ví dụ, một nghiên cứu gần đây đã tuyển một số tình nguyện viên, và đã phát hiện được rằng nồng độ BPA trong nước tiểu giảm 66% sau 3 ngày khi người tham gia tránh sử dụng thực phẩm đóng gói.
Một nghiên cứu khác, người tham gia được cho sử dụng thực phẩm tươi sạch hoặc súp đóng hộp hằng ngày trong vòng 5 ngày. Lượng BPA xác định được trong nước tiểu của những người tiêu thụ súp đóng hộp cao hơn 1,221% so với những người ăn thực phẩm tươi sạch.
Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng nồng độ chất BPA ở những trẻ được cho bú bằng vú mẹ thấp hơn đến 8 lần so với những trẻ được cho bú sữa công thức bằng bình bú chứa chất BPA.
4. BPA có tác động xấu đến sức khoẻ không?
Nhiều chuyên gia nhận định rằng chất BPA rất có hại -- nhưng một số khác lại không chấp thuận với ý kiến này.
Phần dưới đây sẽ giải thích việc chất BPA có tác động gì bên trong cơ thể và tại sao nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
4.1 Cơ chế sinh học của chất BPA
Chất BPA được cho là có khả năng bắt chước các cấu trúc và chức năng của hóc môn estrogen.
Vì chất này có hình dạng giống với estrogen, BPA có thể liên kết với các thụ thể estrogen và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào, quá trình phát triển của thai nhi, năng lượng hoạt động, và sinh sản.
Hơn nữa, chất BPA còn có thể liên kết với các thụ thể hóc môn khác, chẳng hạn như việc làm thay đổi chức năng của các thụ thể tuyến giáp.
Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với những thay đổi trong nồng độ các hóc môn, đó là lý do tại sao khả năng bắt chước estrogen của chất BPA được tin là gây ảnh hưởng đến cơ thể.
4.2 Sự tranh cãi về chất BPA
Như thông tin được đưa ra ở trên, nhiều người băn khoăn tại sao chất BPA nên bị cấm.
Việc sử dụng loại chất này đã được hạn chế ở EU, Canada, Trung Quốc và Malaysia - đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một số tiểu ban của Hoa Kỳ đã áp dụng luật cho loại hóa chất này, nhưng vẫn chưa có quy định liên bang nào được thiết lập.
Năm 2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra báo cáo mới nhất, báo cáo này xác nhận về giới hạn phơi nhiễm hằng ngày chính thức của thập niên 1980 là 50 microgram BPA trên mỗi kilogram và đưa ra kết luận rằng BPA không gây ảnh hưởng khi ở mức cho phép.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chất BPA xuất hiện thấp hơn ở mức độ cho phép rất nhiều.
Hơn nữa, nghiên cứu ở khỉ cho thấy lượng BPA ở mức độ tương đương với con người gây ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng.
Một khảo sát tiết lộ về việc các nghiên cứu được tài trợ bởi các công ty công nghiệp không cho thấy bất kì sự tai tiếng nào của chất BPA. Trong khi đó, có đến 92% các nghiên cứu không nhận được sự tài trợ từ các công ty công nghiệp tìm thấy những tác động tiêu cực đáng kinh ngạc của BPA.
4.3 BPA có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ
BPA có thể gây ảnh hưởng đến một nhiều khía cạnh của khả năng sinh sản.
Một nghiên cứu quan sát được rằng ở những phụ nữ thường xuyên bị sảy thai thường có nồng độ BPA trong máu cao gấp 3 lần so với những phụ nữ có thai kỳ thành công.
Hơn nữa, những nghiên cứu ở các phụ nữ đang tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng cho thấy lượng BPA cao khiến những phụ nữ này có sản lượng trứng ít hơn và khả năng nang mang thai của họ giảm đến 2 lần.
Trong số các cặp vợ chồng trải qua việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), những cặp mà người chồng có nồng độ BPA cao thì phôi của họ có chất lượng thấp hơn từ 30 đến 46%.
Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy rằng những đàn ông có mức BPA cao hơn bình thường 3 đến 4 lần có nồng độ và số lượng tinh trùng thấp.
Thêm vào đó, những đàn ông làm việc tại các công ty sản xuất BPA ở Trung Quốc cho rằng việc cương dương với họ khó hơn đến 4,5 lần và sự thỏa mãn tình dục cũng giảm hơn so với những người đàn ông khác.
4.4 Những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ
Hầu hết các nghiên cứu (không phải tất cả) nhận thấy rằng những trẻ nhỏ có mẹ tiếp xúc BPA tại nơi làm việc có cân nặng lúc mới sinh nhẹ hơn 0,2 kg so với những trẻ có mẹ không tiếp xúc với loại chất này.
Trẻ được sinh ra từ những phụ huynh phơi nhiễm với chất BPA cũng có khoảng cách từ hậu môn đến cơ quan sinh dục ngắn hơn, điều này chỉ ra việc nội tiết tố bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi.
Hơn nữa, trẻ được sinh ra bởi người mẹ có nồng độ BPA cao hơn thường có chiều hướng dễ bị tăng động, lo lắng và trầm cảm hơn. Những trẻ em này cũng cho thấy khả năng phản ứng cảm xúc cao hơn 1,5 lần và có tính hung hăng cao hơn 1,1 lần.
Cuối cùng, việc bị phơi nhiễm BPA trong giai đoạn đầu đời cũng được cho là sự ảnh hưởng làm tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt và mô vú.
Tuy nhiên, dù có nhiều nghiên cứu trên động vật ủng hộ rằng sự tác động của BPA lên con người là rất tiêu cực, các nghiên cứu ở người ít có sự kết luận hơn.
4.5 Có liên quan đến bệnh tim và đái tháo đường loại 2
Các nghiên cứu ở người cho thấy một nguy cơ lớn hơn từ 27 đến 135% mắc bệnh cao huyết áp ở những người có nồng độ BPA cao.
Hơn thế nữa, một khảo sát ở 1,455 người Mỹ có liên quan đến chất BPA có rủi ro mắc bệnh tim cao hơn từ 18 đến 63% và nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn từ 21 đến 60%.
Trong một nghiên cứu khác, nồng độ BPA cao có liên quan đến rủi ro mắc đái tháo đường loại 2 cao hơn từ 68 đến 130%.
Những người có mức BPA cao thường có nguy cơ kháng insulin cao hơn đến 37%, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường loại 2.
Tuy nhiên, có vài nghiên cứu cho thấy không có sự liên hệ nào giữa chất BPA và những bệnh lý trên.
4.6 Có thể làm tăng nguy cơ béo phì
Những phụ nữ béo phì thường có nồng độ BPA cao hơn 47% so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Vài nghiên cứu cũng báo cáo về việc những người có nồng độ BPA cao có 50 đến 85% khả năng bị béo phì và 59% khả năng có vòng eo lớn hơn bình thường -- dù chưa phải tất cả các nghiên cứu đều chấp thuận kết quả này. Những dấu hiệu tương tự cũng được nhận thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Mặc dù việc phơi nhiễm trước khi sinh có liên hệ với việc gia tăng cân nặng ở động vật. Điều này vẫn chưa thực sự được xác nhận ở con người.
4.7 Có thể gây ra các vấn đề khác về sức khỏe
Phơi nhiễm BPA cũng có liên hệ đến một số vấn đề sức khỏe sau:
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): nồng độ BPA cao hơn 46% ở những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa năng khi so sánh với những phụ nữ không mắc bệnh này.
• Sinh non: những phụ nữ có lượng BPA trong cơ thể cao hơn bình thường dường như sẽ có 91% khả năng sinh con trước 37 tuần.
• Hen suyễn: việc phơi nhiễm trước khi sinh với chất BPA có liên quan đến rủi ro mắc chứng thở khò khè cao hơn 130% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc bị phơi nhiễm với BPA khi còn nhỏ sẽ để khiến chứng thở khò khè kéo dài đến sau này.
• Chức năng gan: Mức BPA cao có liên quan đến việc làm tăng 29% rủi ro khiến cho men gan bất thường.
• Chức năng miễn dịch: Lượng BPA cao còn góp phần làm cho hệ miễn dịch suy yếu.
• Chức năng tuyến giáp: Nồng độ BPA cao cũng liên hệ đến sự bất thường của hóc môn tuyến giáp, cho thấy chức năng tuyến giáp đang bị suy giảm.
• Chức năng não: Những con khỉ xanh Châu Phi sau khi được cho tiếp xúc với chất BPA (đã được đánh giá tính an toàn bởi Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) cho thấy sự mất liên kết giữa các tế bào não.
4.8 Làm thế nào để giảm bớt sự phơi nhiễm với chất BPA.
Với tất cả những tác động tiêu cực mà loại chất này tiềm ẩn. Có thể bạn sẽ muốn tránh xa khỏi BPA. Mặc dù việc loại bỏ BPA là rất khó, vẫn có một số cách để chúng giảm đến mức tối đa việc tiếp xúc với loại hóa chất này:
4.8.1. Sử dụng nhựa BPA free?
BPA Free hiểu đơn giản là không chứa chất BPA nguy hiểm cho sức khỏe. Các sản phẩm nhựa có ghi chú BPA free và được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng là những sản phẩm an toàn cho quá trình sử dụng của con người, đặc biệt khi chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
4.8.2 Sử dụng các sản phẩm với chất liệu an toàn.
• Tránh ăn thực phẩm đóng gói: Hãy ăn chủ yếu những thực phẩm tươi, nguyên chất. Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và thực phẩm được đóng gói trong bao bì nhựa có dán nhãn tái chế từ 3 đến 7 hoặc có các chữ “PC”.
• Uống nước từ vật chứa làm bằng thủy tinh: Hãy mua các loại nước được bán trong chai lọ thủy tinh thay vì nhựa hoặc lon, và dùng những loại ly nước thủy tinh nhỏ thay cho những cái làm từ nhựa.
• Tránh xa khỏi các sản phẩm chứa BPA: Hãy hạn chế việc tiếp xúc với các biên lai thu nhận hết mức có thể vì chúng chứa rất nhiều chất BPA.
• Chọn lọc đồ chơi cho trẻ: Hãy chắc chắn về việc những món đồ chơi bạn mua cho trẻ được làm từ các chất liệu không chứa BPA -- đặc biệt là những món mà trẻ nhỏ có thể nhai hoặc mút bằng miệng.
• Đừng đưa các vật chứa bằng nhựa vào lò vi sóng: Hãy hâm nóng và dự trữ thức ăn bằng các vật chứa làm từ thủy tinh.
• Mua sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh: Một số chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sữa bột thay cho sữa lỏng vì chất lỏng có khả năng hấp thụ nhựa nhiều hơn từ hộp đựng.
Trước những bằng chứng sáng tỏ về sự độc hại của chất BPA, việc từng bước giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA và các độc tố có trong thực phẩm khác là rất quan trọng. Đặc biệt, sẽ rất có lợi cho phụ nữ mang thai khi tránh tiếp xúc với chất BPA -- nhất là trong những giai đoạn đầu của thai kỳ. Chúng ta hoàn toàn không cần phải lo lắng khi thỉnh thoảng uống phải nước từ các chai nhựa làm từ BPA hoặc ăn thực phẩm đóng hộp.
Dù vậy, việc bỏ sử dụng các vật chứa làm bằng nhựa và thay vào đó sử dụng các loại không chứa BPA chỉ đòi hỏi một chút sự nỗ lực nhưng lại có thể đạt được những lợi ích sức khỏe to lớn.
Nếu bạn nhắm tới việc ăn uống những thực phẩm tươi sạch, nguyên chất, thì bạn sẽ tự động giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA.
Qua bài viết, bạn đã biết được phần nào sự nguy hiểm và tác hại khôn lường của BPA. Topsheng Silicone là công ty có nền tảng vững chắc và kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất các sản phẩm silicone (để biết silicone là gì), đặc biệt sản xuất các sản phẩm silicone chất lượng và đã được kiểm nghiệm y tế, hoàn toàn không chứa BPA, chúng tôi có thể điều chỉnh màu sắc hoặc hình dạng theo yêu cầu của bạn.
Topsheng Silicone chuyên sản xuất các sản phẩm, linh kiện silicone với số lượng lớn, có bề dày kinh nghiệm và công nghệ sản xuất như ép đùn, đúc khuôn, ép phun. Với công nghệ và tay nghề cao, chúng tôi còn có thể sản xuất các loại sản phẩm silicone theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của bạn dù là khó tính nhất, với phương châm “Chỉ cần bạn có ý tưởng, chúng tôi sẽ sẽ làm cho nó xảy ra."
Liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin cũng như xây dựng và thực hiện ngay ý tưởng của bạn:
Số điện thoại: 0867571038.
Gmail:
Website: tssilicone.com.
Địa chỉ: 210 Tân Thới Nhì 1, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TP HCM.
BPA. Tác nhân gây ung thư